Cattour

Hướng dẫn

Tổng hợp đồ lễ, đồ cúng tại các điểm tâm linh ở Côn Đảo kèm giá cụ thể

11/11/2019

Đi lễ tại các điểm tâm linh ở Côn Đảo là một việc cần sự thành tâm và chuẩn bị kỹ càng, nhất là trong khoản chuẩn bị đồ lễ. Ở Côn Đảo có nhiều điểm tâm linh, mỗi điểm sẽ cần chuẩn bị những đồ lễ khác nhau nên nhiều du khách lần đầu tới đây sẽ không biết phải chuẩn bị như thế nào.

Dưới đây là danh sách tổng hợp những đồ lễ, đồ cúng cần thiết tại tất cả các điểm tâm linh ở Côn Đảo. Mời quý bạn đọc tham khảo!

1. Lễ Cô Sáu (Nghĩa Trang Hàng Dương)

Mộ cô Sáu từ lâu đã là biểu tượng gắn liền với hình ảnh Côn Đảo. Nằm tại khu B nghĩa trang Hàng Dương, mộ cô Sáu là địa điểm thu hút đông đảo du khách đến dâng lễ. Cũng bởi nổi tiếng linh thiêng, luôn che chở cho những người thành tâm hướng thiện mà mộ cô Sáu không lúc nào thiếu vắng người đến hành lễ dâng hương.

Đồ lễ cúng cô Sáu bao gồm:

+ Một bộ mã cơ bản

  • 1 nón lá hoặc 1 mũ tai bèo
  • 1 áo dài hoặc áo bà ba
  • 1 sấp giấy tiền vàng bạc tổng hợp
  • 1 chai nước suối
  • 1 bó hương (nhang)
  • 1 cặp nến (đèn cầy)
  • 1 bộ trang sức
  • Giầy, guốc
  • Bồ kết
Đồ mã cúng cô Sáu
Set đồ mã cúng cô Sáu

Set mã Cô Sáu có 4 loại:

  • Set 1: 200k
  • set 2: 400k)
  • set: 500k
  • set: 780k

Bao gồm nón lá, áo, trang sức, giầy, nhang, nến, tiền vàng, bồ kết, nước suối.

+ Đồ lễ thật

  • Áo dài trắng (có đủ màu): Áo dài có hoa 700k, áo dài trơn 650k
  • Áo bà ba (có đủ màu): Áo bà ba hoa 550k, áo bà ba trơn 500k
  • Nữ trang - Trang sức (vòng tay, vòng cổ, trâm cài...): 50k - 300k
  • Khăn rằn
  • Nước hoa
  • Mỹ phẩm, son phấn
  • Gương lược đẹp: 180k/bộ
Áo dài trắng thật
Áo dài trắng thật
 

Lưu ý: Đồ thật dâng Cô sẽ được đưa vào nhà tưởng niệm. Không hoá.

>>> Tham khảo thêm: Văn khấn khi đi lễ và viếng mộ Cô Sáu

+ Lễ mặn

  • Mâm xôi gà
  • Heo quay

+ Hoa quả

  • 1 bó hoa trắng: 50k
  • 1 mâm hoặc giỏ trái cây (đặc biệt phải có lekima hay còn gọi là trái trứng gà)
  • 1 mâm Oản tài lộc (có thể mang về thờ lấy lộc)
  • Lẵng hoa kèm trái cây hoa trắng ( cúc , hồng , lan....)
  • Oản tài lộc - Cầu tài lộc có thể mang về thờ ( nên thỉnh oản theo bản mệnh của bản thân hoặc tương sinh theo thuyết ngũ hành). Oản tài lộc có nhiều loại, loại 3 lạng 250k/chiếc1, 5 lạng 350k/chiếc, 1kg 550k/chiếc, 2kg 700k/chiếc, 5kg 1500k/chiếc.
Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa trắng và các loại quả
Đồ lễ cô Sáu không thể thiếu hoa trắng và các loại quả
 

2. Lễ viếng đài tưởng niệm (Nghĩa Trang Hàng Dương)

Nghĩa trang Hàng Dương là nghĩa trang lớn nhất tại Côn Đảo. Nơi đây chôn cất hàng vạn người yêu nước và chiến sĩ cách mạng Việt Nam qua nhiều thế hệ bị tù đày, kéo dài từ năm 1862 đến năm 1975, trong nhà tù Côn Đảo của chính quyền thuộc địa Pháp, và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Lễ viếng tại Nghĩa trang Hàng Dương bao gồm:

  • Lẵng hoa vàng, vàng trắng (cúc, lan): 350k
  • Lễ tượng đài bao gồm: Quần áo, giầy dép, mũ, thuốc lá, điếu cày, thuốc lào, nhang, nến, nước, rượu, bánh kẹo (liệt sĩ nữ nên viếng thêm sơ mi nữ)
  • Set quần áo binh: 250k
  • Xôi Gà , Heo Quay (nếu có điều kiện)
Đồ lễ viếng tại Nghĩa trang Hàng Dương
Đồ lễ viếng tại Nghĩa trang Hàng Dương
 

3. Lễ Viếng các cụ Nguyễn An Ninh, Lê Hồng Phong và các mộ lớn, mộ tập thể (Nghĩa Trang Hàng Dương)

+ Cụ Nguyễn An Ninh

Nhà yêu nước Nguyễn An Ninh bị địch bắt đi tù vào tháng 10 (1939) tại Mỹ Tho, sau đó bị đày ra Côn Đảo và hy sinh ngày 14/8/1943. Hiện nay mộ chí của nhà yêu nước này nằm tại Nghĩa trang Hàng Dương, Côn Đảo.

+ Cụ Lê Hồng Phong

Lê Hồng Phong (1902–1942) là một nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí thư thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1935 đến năm 1936.

Lễ viếng 2 cụ bao gồm: Quần áo comple, giầy, mũ, nhang đèn nến, nước, rượu, bánh kẹo, tiền vàng (mua tùy tâm).

Đồ lễ tại mộ cụ Lê Hồng Phong và cụ Nguyễn An Ninh
Đồ lễ tại mộ cụ Lê Hồng Phong và cụ Nguyễn An Ninh
 

4. Lễ Chùa Vân Sơn Tự - Chùa Núi Một

Đồ lễ chùa Vân Sơn Tự bao gồm:

  • Oản: Oản tài lộc có nhiều loại, loại 3 lạng 250k/chiếc1, 5 lạng 350k/chiếc, 1kg 550k/chiếc, 2kg 700k/chiếc, 5kg 1500k/chiếc.
  • Công đức: Tùy tâm
Oản tài lộc
Oản tài lộc
 

5. Lễ miếu Ngũ Hành - miếu Năm Cô (xin tài lộc, công danh sự nghiệp)

Miếu Năm Cô còn được biết đến với tên gọi miếu Ngũ Hành Côn Đảo, được xây dựng năm 1970. Miếu được người dân Côn Đảo xây dựng và đặt tên là Miếu Ngũ Hành, được lập ra để thờ 5 vị nữ thần, cai quản 5 nghề liên quan gồm (Kim: kim khí, Mộc: cây gỗ, Thủy: nước nôi, Hỏa: củi lửa, Thổ: đất đai) nên còn có tên gọi khác là miếu Năm Cô.

Miếu Năm Cô (Miếu Ngũ Hành
Miếu Năm Cô (Miếu Ngũ Hành
 

Đồ lễ dâng lên miếu Năm Cô sẽ có 2 kiểu:

+ Dâng cho cả 5 cô: 650k (5 bộ quần áo, 5 bộ trang sức, bánh kẹo, nhang, nến, tiền vàng, nước suối).

+ Dâng theo bản mệnh: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ: 250k/ bà (1 bộ quần áo theo mệnh của bản thân, 1 nón quai thao, 1 đôi hài, 1 bộ trang sức trang sức, bánh kẹo, nhang, nến, tiền vàng, nước suối). Đồ dâng không hoá.

Đồ lễ dâng lên miếu Năm Cô
Đồ lễ dâng lên miếu Năm Cô
 

6. Lễ Miếu Bà Phi Yến

An Sơn Miếu là nơi thờ bà Phi Yến - Thứ phi của chúa Nguyễn Phúc Ánh (Nguyễn Ánh). Bà có tên thật là Lê Thị Răm.

Miếu Bà Phi Yến
Miếu Bà Phi Yến
 

Đồ lễ dâng lên miếu Bà Phi Yến bao gồm:

+ Đồ Thờ - Đồ Thật - Không hoá để đc lâu: 5 bộ quần áo, trang sức, nón, quạt bằng vải, hoặc 1 bộ dâng theo mệnh.

+ Trang sức thật: Dùng để dâng, lễ xong cất vào tủ của bà (180k/ bộ).

+ Đồ Mã: Quần áo bà, trang sức, nón quai thao, hài, nhang, nến, nước, tiền vàng, bánh kẹo (250k/ bộ).

>>> Xem thêm: Giai thoại về Bà Phi Yến và An Sơn Miếu tại Côn Đảo

7. Lễ Miếu Cậu

Miếu Cậu là nơi thờ hoàng tử Cải (con của Bà Phi Yến với chúa Nguyễn Ánh).

Miếu Cậu
Đồ lễ dâng lên miếu Cậu sẽ phải có đồ chơi và sữa
 

Đồ lễ dâng lên miếu Cậu bao gồm:

+ Đồ Thờ - Đồ Thật – Không hoá để đc lâu: Quần áo, mũ, hia bằng vải thật.

+ Đồ mã: Nón, quần áo, hia cậu, đồ chơi, nhang đèn, nến, nước, sữa, bánh kẹo, tiền vàng. Ngoài ra còn có thêm ông ngựa để cậu cưỡi (set đồ lễ 250k, ngựa Cậu 250k/ ông).

Ông Ngựa để Cậu cưỡi
Ông Ngựa để Cậu cưỡi
 

8. Lễ viếng tại các điểm di tích

+ Mộ 75

Năm 1952, địch ném xác 75 chiến sỹ cách mạng hy sinh trong nhà tù Côn Đảo xuống một hố chôn tập thể thuộc khu vực Cỏ Ống (khu sân bay hiện nay).

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

+ Nghĩa Trang Hàng Keo

Khi xưa xung quanh nghĩa trang có trồng các hàng cây keo nên từ đó nghĩa trang có tên là Nghĩa Trang Hàng Keo, đây một trong hai nghĩa trang nổi tiếng nhất ở Côn Đảo được thực dân pháp xây dựng trên khu đắt 80.0000 m2 và là nơi an nghỉ của khỏang 10.000 tù nhân chính trị yêu nước.

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

+ Cầu Tàu 914

Sở dĩ có tên 914 là trong quá trình xây dựng cầu tàu, người ta ước tính đã có 914 tù nhân đã ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu. Nhưng đó chỉ là con số ước lệ, trên thực tế con số có thể lên đến hàng ngàn người.

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

>>> Xem thêm: Cầu Tàu 914 - Nơi mỗi viên đá xếp một đầu người rơi

+ Điểm đóng bè vượt biển

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

+ Chuồng bò (bãi Sọ Người)

Bãi Sọ Người nằm ngay Khu biệt lập Chuồng Bò, là nơi chứng kiến cuộc tàn sát tù nhân đẫm máu nhất, đồng thời là nghĩa địa đầu tiên ở Côn Đảo.

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

+ Cầu Ma Thiên Lãnh

Lễ viếng gồm hoa quả, bánh kẹo (không được đốt vàng mã).

+ Chùa Núi Một

Chùa Núi Một hay còn gọi là Vân Sơn Tự do Mỹ Nguỵ xây dựng vào năm 1964, tại vị trí trước đó người Pháp đã sử dụng làm đồi vọng cảnh, xây thương điếm.

Lưu ý khi đi lễ tại các điểm tâm linh ở Côn Đảo:

+ Viết sớ

Viết sớ cần có những thông tin sau:

  • Họ Và Tên
  • Ngày Tháng Năm Sinh
  • Địa Chỉ Nhà
  • Ước Mong Của Mình

Sau khi viết sớ, các bạn cho lên cùng với đồ lễ và dâng lên mộ Cô. Sau khi thắp hương xong thì sớ sẽ được hóa cùng với đồ mã, còn đồ thật sẽ mang lên nhà tưởng niệm Cô để cất vào phòng trưng bày của Cô.

+ Đi lễ một mình

Ai đi một mình có thể không có xôi gà cũng được, hoa và quả có thể ít đi, đơn giản hơn. Nói chung tuỳ tâm và tuỳ ví tiền mọi người nha. Đồ cúng thì có vô vàn giá: 150k/set cũng có, hoa quả 200k cũng được. Còn tượng đài có thể mua bó hoa cúc + 3 loại quả + bộ đồ cúng là được.

Lưu ý: Quý khách có thể chọn lẵng trái cây kèm hoa để có thể đặt đc lên Mộ Cô, nếu lẵng hoa riêng thì không được để lên Mộ Cô.

>>> Tham khảo thêm: Đi lễ Côn Đảo có thật sự linh thiêng - Chia sẻ thật của cô gái đã đi lễ Côn Đảo 3 năm liền

Một số kinh nghiệm nhỏ để chuyến đi lễ Côn Đảo thành công:

- Mộ cô Sáu đông nhất là về đêm, hầu như rất khó tìm chỗ xếp lễ đẹp và mọi người gần như chen nhau để lễ. Hương miền trong ngâm nước hoa nên mùi hương rất nặng, không phảng phất như hương trầm ngoài Bắc, ngửi một tí là đau đầu ngay. Mọi người nên đến sớm, tìm chỗ đẹp (tầm 10h đến là được) thì sẽ có thời gian xếp lễ chọn chỗ đẹp và thắp hương cẩn thận không bị giục và vội. Mọi người cũng nên lưu ý thời gian để đồ lễ Cô (10-15 phút một mâm) và thời gian đóng cửa nghĩa trang (12h đêm) để các bác quản trang đỡ vất vả. Túi nilon đựng vàng mã, mọi người nhớ đem vứt vào thùng rác đúng nơi quy định, nhiều người vô ý thức vất lung tung, làm chỗ nghiêm trang trở nên bừa bãi và khiến các bác quản trang phải dọn rất mệt vì nghĩa trang rộng lắm.

- Khi thắp cho cô Sáu xong, mọi người nhớ lễ và thắp cho mộ bác Hồ Văn Năm ngay bên cạnh, mộ các chiến sĩ xung quanh mộ Cô. Nhưng đừng đi quá xa vì trời tối rồi cũng nguy hiểm. Mộ bác Lưu Chí Hiếu nằm phía trước mộ cô. Thắp và hoá cho mộ cô xong di chuyển tiếp sang khu A để thắp và làm lễ cho mộ bác Nguyễn An Ninh, bác Vũ Văn Hiếu (mộ bác Hiếu khuất bên trong, ngay gần mộ bác Lê Hồng Phong) và mộ bác Lê Hồng Phong. Nếu còn thời gian có thể sang khu C thắp hương cho bác Lê Văn Việt và các chiến sĩ. Nếu các bạn sợ, có thể đi ban ngày, ban đêm đi lễ cô cũng được.

- Khi đi Chùa Núi Một, sau khi làm lễ gian trước, bạn vòng ra tiếp gian sau làm lễ. Khu vực công đức chùa họ sẽ phát vòng tay phù hộ và bốc thăm rút thẻ quà tặng cuộc sống cho người đến làm lễ để được hoan hỉ.

- Nghĩa trang Hàng Keo nằm trên đường từ chuồng cọp Pháp qua chuồng cọp Mỹ. Bạn đi theo tour có hướng dẫn viên nên không thể dừng lại. Lúc về nhớ ghé qua thắp hương cho các chiến sĩ ở đây.

- Di tích 198 người vượt biển nằm trên đường ra miếu Năm Cô. Ngay cạnh bãi tập kết rác của đảo. Eo biển chỗ này rất rất đẹp, không thua gì chỗ mũi Cá Mập, bạn có thể dừng lại lễ và chụp được tỉ tấm ảnh đẹp.

- Di tích Bãi sọ người và khu biệt lập chuồng bò nằm ngay cạnh nhau. Đi tiếp theo lộ trình tiến sâu vào bên trong sẽ đến Vườn Quốc gia Côn Đảo, ngay cổng là di tích Cầu ma Thiên Lãnh. Mua vé 60k/người đi vào độ 200m để xe đi bộ leo núi độ 15 phút sẽ đến Hang Đức Mẹ. Đường khá trơn, mọi người nên cẩn thận nếu đi vào mùa mưa. Nếu trời đẹp sẽ có thuyền ra đảo xem rùa đẻ trứng ban đêm tại Vườn Quốc gia. Ở đây họ cam kết không thấy rùa sẽ giảm 50% tiền vé 😂

- Cuối cùng, bạn nên thu xếp đến thăm Bảo tàng Côn Đảo, nơi giới thiệu và lưu giữ nhiều hiện vật quý, tái hiện lại lịch sử hình thành, phát triển và tội ác man rợ của Thực dân Pháp và chế độ Mỹ Nguỵ với các chiến sĩ Cộng sản của ta. Bảo tàng khá vắng, tương đối rộng. Đi xem kĩ tất cả mất khoảng 45-60 phút nhưng thực sự rất hay.

Mua đồ lễ cúng tại các điểm tâm linh ở Côn Đảo, các bạn nên mua ở Côn Đảo luôn vì sẽ đầy đủ và chuẩn hơn. Hoặc nếu mua ở nơi khác, các bạn có thể list lại những đồ lễ cần thiết và đặt riêng là được.

Ở Côn Đảo có shop Đồ Cúng Vạn Hạnh rất nổi tiếng, các bạn mua đồ lễ ở đây sẽ hoàn toàn yên tâm là đồ luôn tươi, đẹp, đầy đủ và được đặt ở vị trí đẹp.

Ngoài ra, các bạn cũng nên đặt một tour du lịch Côn Đảo để vừa đi lễ, vừa kết hợp đi tham quan, ngắm cảnh biển vô cùng xinh đẹp ở Côn Đảo nhé!

Chúc các bạn có một chuyến đi suôn sẻ, cầu được ước thấy!

Condaotrip.vn

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục