Cattour

Hướng dẫn

Giới thiệu về Côn Đảo – Diện tích, điều kiện tự nhiên và lịch sử nhân văn

16/11/2018

Côn Đảo là một hòn đảo đẹp với bốn bề là biển cả bao quanh hòn đảo xanh mát quanh năm, với hệ động thực vật vô cùng phong phú. Cùng đọc bài viết giới thiệu về diện tích, điều kiện tự nhiên và lịch sử nhân văn của Côn Đảo để hiểu rõ hơn về hòn đảo xinh đẹp này nhé!

I. Diện tích và điều kiện tự nhiên của Côn Đảo

1. Diện tích

Côn đảo là một trong những quần đảo tiền tiêu nằm ở hướng Đông Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tọa độ địa lý vào khoảng 106 độ 31 phút đến 106 độ 45 phút Kinh độ Đông, từ 8 độ 34 phút đến 8 độ 49 phút vĩ độ Bắc.

Bản đồ Côn Đảo
Bản đồ Côn Đảo
 

Tổng diện tích toàn quần đảo là 76 km2, hình dạnh như một con Gấu lớn, lưng Gấu quay về hướng đất liền và chân hướng ra biển Đông.

Khoảng cách tính theo đường biển từ Côn đảo đến TP. Vũng tàu là 179km, Côn đảo đến Cần Thơ là 165 km, Côn đảo đến HCM là 230km và điểm gần nhất là cửa Sông Hậu 83km.

>>> Thông tin hữu ích nên tham khảo: Côn Đảo hay Côn Sơn thuộc tỉnh nào, miền nào, cách Vũng Tàu bao xa?

2. Các hòn đảo trong quần đảo Côn Đảo

Côn đảo là một hệ thống gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm:

+ Hòn Trứng

Diện tích: 0,100km2, còn gọi là Hòn Đá Bạc, nằm ở hướng Đông Bắc của Hòn Chính. Ở đây không có cây cối lớn, chỉ có cỏ dại mọc thưa thớt, nhưng lại là nơi xây tổ của nhiều loài chim biển, điều đó đã biến hòn đảo này thành một sân chim nỗi giữa biền Đông.

+ Hòn Cau

Diện tích:1,800km2, nằm cách đảo chính 12km ở hướng Đông Bắc, ba mặt đảo này là vách đá dựng đứng, nơi làm tổ loài chim Yến, mặt Nam Hòn Cau là thung lũng đất tốt thích hợp nhiều loại cây ăn trái.

Từ thuở Nguyễn Ánh chạy ra Côn Đảo tỵ nạn đã có một số dân cư sinh cơ lập nghiệp trong thung lũng Hòn Cau, vùng đất sớm được khai phá ấy mang tên xóm bà Thiết ( bà Võ Thị Thiết, người có công đầu trong việc việc khai khẩn và tạo dựng). Vết tích của khu xóm cổ vẫn còn lưu lại ở Hòn Cau.

Hòn cau còn là nơi lưu đày tù nhân khổ sai. Thời Pháp thuộc ( 1930-1931) đồng chí Phạm Văn Đồng từng bị đày ra Hòn Cau này.

Về tên gọi Hòn Cau, tương truyền rằng vào thế li XIX, có anh Trúc Văn Cau và cô Mai Thị Trầu sinh sống tại làng Cỏ Ống ( khu vực sân bay ngày nay), họ thầm lén yêu thương nhau mà họ không biết họ là hai anh em cùng cha khác mẹ, đến lúc nàng Trầu có mang thì Chàng Cau hiểu ra sự tình. Qúa đau buồn chàng Cau kết bè đi sang hòn đảo khác sinh sống là Hòn Cau ngày nay. Còn nàng Trầu khi biết chuyện cũng tự tử nơi một đầm nước, nay gọi là Đầm trầu.

Côn đảo cho đến ngày nay vẫn còn câu ca dao nói lên câu chuyện tình ngang trái này

“Đi đầu mà chằng thấy về

Hay là quần tía dựa kề áo nâu

Ai vế nhắn với ông Câu

Hòn Cau cách bãi Đầm Trầu bao xa”

+ Hòn Bảy Cạnh

Diện tích 5.500 km2, là hòn đảo lớn thứ hai, trước thị trấn Côn đảo. Tại đây 1883, Pháp cho xây dựng một ngọn Hải Đăng, có tầm bán kính hoạt động là 72km, ngày nay ngọn đèn biển này vẫn còn sử dụng hướng dẫn tàu thuyền các nước qua lại trên vùng biển Côn Đảo.

Thiên nhiên Côn Đảo vẫn còn rất hoang sơ với thảm động thực vật phong phú
Thiên nhiên Côn Đảo vẫn còn rất hoang sơ với thảm động thực vật phong phú
 

+ Hòn Trác Nhỏ

Diện tích 1,100km2, là một chuổi đảo tiếp nối với Hòn Bảy Cạnh, trải dài từ Đông Bắc xuống Tây Nam, che chắn cho bên ngoài đảo chính.

Về tên gòi các hòn đảo này cũng gắn liền với một câu chuyện:

Theo truyền thuyết co hai anh em sinh đôi là Đặng Phong Tài và Đặng Trác Vân ứng lệnh vua Hàm Nghi chống Pháp nhưng đều thất bại và lần lượt bị đày ra đảo, anh Tài ra đảo trước lấy được cô vợ rất xinh đẹp tên là Đào Minh Nguyệt, ( cũng xin giải thích thêm là ngày xưa Côn đảo có một mức án là “ phóng trục” tức là cho ra đảo sinh sống, lấy vợ nhưng mãi mãi không được về đất liền)

Vì là hai anh em rất giống nhau nên chi dâu không biết do vô tình hay cố ý mà thường nhầm lẫn giữa chồng và em chồng. Tránh điều đáng tiếc xãy ra, người em đã bỏ sang hòn đảo khác sinh sống, người anh vì thương em cũng lặn lội đi tìm em, nhưng người em lại bỏ trốn. Cuối cùng hai anh em không gặp lại nhau, mỗi người chết trên một hòn đảo, vì thế Hòn Tài – Hòn Trác có tên từ đó, dân gian thì mượn tâm sự người vợ nhắn rằng :

“Ai sang Hòn Trác, Hòn Tài

Cho em nhắn gởi một vài câu thơ

Đêm suôn gió lặng sao mờ

Trăng khuya chếch bóng vẫn chờ đợi mây

Chừng nào núi Chúa hết cây,

Côn Lôn đết đá dạ này hết thương”

+ Hòn Bà

Diện tích 5,450km2, tiếp giáp với hòn Chính về phía Tây Nam bởi một khe nước gọi là Họng Đầm ( hay Cữa tử), giữa hai đảo là Vũng Đầm ( Vịnh Tây Nam) khá sâu và khuất gió, thuận tiện cho tàu thuyến tránh sóng . Hiện nay nơi đây đã có một cảng cá xây dựng 1995 là Cảng Bến Đầm, tàu ra Côn đảo cũng cập tại đây về thị trấn 12 km.

Về tên gọi, trước kia hòn đảo này có tên là Côn Lôn nhỏ, nhưng từ khi chúa Nguyền Ánh ra lệnh giam giữ thứ phi Hoàng Phi Yến vào một hang đá trên hòn đảo này, từ đó mới có địa danh Hòn Bà được có. ( vì sao chúa Nguyễn Ánh giam bà, sau này mình sẽ co bài viết riêng rõ hơn vấn đề này).

+ Hòn Vung

Diện tích 1,150km2, tiếp giáp hòn Bà, có hình dạng giống như chiếc vung nồi úp chụp lên mặt biển xanh.

+ Hòn Tre Lớn

Diện tích 0,750km2.

+ Hòn Tre Nhỏ

Diện tích 0,250km2. Hai hòn đảo này năm về phía Tây và Tây Bắc đảo chính, ở đây có rất nhiều tre rừng, trong thời Pháp thuộc (1930-1931)thực dân Pháp sử dụng Hòn Tre lớn lưu đày tù chính trị như bên Hòn Cau, đồng chi Lê Duẫn từng bị đày ải ở đây một thời gian, nhưng vết tích trại giam ngày nay không còn nữa.

+ Hòn Anh và Hòn Em

+ Hòn Trứng Lớn và Hòn Trứng Nhỏ

+ Hòn Bông Lan

+ Hòn Trọc

+ Hòn Vung

>>> Tham khảo thêm: Côn Đảo có bao nhiêu đảo lớn nhỏ, vị trí và điểm đặc biệt của từng đảo?

3. Địa hình Côn Đảo

Quần đảo Côn đảo có nhiều núi đồi, chiếm, diện tích chung 6.328 ha (88% tồng diện tích tự nhiên toàn quần đảo), những ngọn núi cao đa số tập trung trên đảo chính như:

- Núi Thánh Giá: cao nhất, độ cao 577m so với mặt nước biển.

- Núi Chúa cao 515m.

- Núi Nhà Bàn cao 396m

Hệ thống núi đồi che chắn cho 2 vùng đất tương đối bằng phẳng là Thị Trấn Côn Đảo và Thung Lũng Cỏ Ống.

Côn Đảo được bao quanh bởi rất nhiều đồi núi
Côn Đảo được bao quanh bởi rất nhiều đồi núi
 

+ Thị Trấn Côn Đảo:

Nằm trên thung lũng hình bán nguyệt, ở tọa độ 106độ 36phút 10” Kinh độ Đông, 8 độ 40 phút 57” Vĩ độ Bắc.

Độ cao trung bình 3m so với mặt nước biển, chiều dài từ 5-6km, chiều rộng 2-3km. Một mặt thông ra biển gọi là Vịnh Đông Nam hay Vịnh Côn Sơn, ba mặt còn lại vây quay quanh bởi núi, chính nơi đây là nơi tập trung toàn bộ đới sống kinh tế xã hội,…của cả quần đảo.

+ Thung Lũng Cỏ Ống:

Thung lũng thứ hai này nằm về hướng Bắc, từ thời Nguyễn Ánh có sự quần tụ dân cư thành là Cỏ Ống.

Ngoài ra nơi đây còn có Sân Bay Cỏ Ống ( nay là sân bay Côn Sơn).

Sân bay Cỏ Ống
Sân bay Cỏ Ống
 

Nối tiếp ý đồ Thực dân Pháp, Mỹ - Ngụy đã cho xấy dựng nơi đấy một sân bay, khởi công tháng 7/1961 đến cuối 1963 thì hoàn thành, chủ yếu là đáp trực thăng.

Mục đích của họ khi cho xây dựng sân bay là chủ động được phương tiện giao thông nhanh chóng và thuận tiện hơn so với đường biển, khi cần thiết họ có thể hỗ trợ cho bộ máy quản trị cấp thời, thay đổi thủ đoạn kìm kẹp các chiến sỹ, đồng bào yêu nước Việt Nam bị tù đày tại Côn Đảo.

Năm 2002, sân bay được nâng cấp, nay ATR-72 có thể đáp tại sân bay này.

II. Lịch sử nhân văn của quần đảo Côn Đảo

Những di chỉ khảo cổ học đã được phát hiện cho thấy:

Vào giai đoạn hậu kì đồ đá mới (cách nay 4000-4500 năm) đã có lớp cư dân đầu tiền sinh sống tại Côn Đảo.

Do vị trí năm giữa biển Đông, trên tuyến đường giao thông Âu – Á, Côn đảo được người phương Tây biết đến rất sớm.

- Từ thế kỷ thứ IX đã có thương thuyền của người Ả Rập ghé lại.

- Cuối thế kỷ XIII (1924), đoàn thuyền của nhà thám hiểm người Ý tên Macrco Polo, gồm 14 chiếc từ Trung Hoa trở về nước, giữa đường bị một cơn bão ác liệt nhấn chìm 8 chiếc, số còn lại trôi dạt vào trú ẩn trên Côn đảo.

- Vào thế kỷ XV-XVI, có rất nhiều đoàn du hành Châu Âu qua lại trên đại dương ghé vào viếng Côn Đảo.

- Trong thế kỷ XVI, người Tây Ban Nha sau khi chiếm trị xong quần đảo Philippin có đến cư trú một thời gian tại Côn Đảo.

- Thế kỷ XVIII, vào năm 1702, đời chúa Nguyễn Phúc Chu, công ty Đông Ấn thuộc Anh ngang nhiên đỗ quân lên Côn Đảo xây dựng pháo đài. Sau 3 năm có cuộc nỗi dậy của người Ma- Cat- Xa ( lính đánh thuê) do chính nhà Nguyễn chủ trương tổ chức và chỉ huy nhằm bào vệ toàn vẹn lãnh thổ xứ Đàng Trong, đoàn quân Anh phải rời bỏ Côn Đảo.

- Năm 1760, các chúa Nguyễn đang quyền cai trị đồng bằng sông Cữu Long có cho di dân và cử người ra cai quản Côn Đảo.

- Năm 1783, Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đánh đuổi, thua trận phải vượt biển ra trú ẩn tại Côn Đảo, khi đi Ông có mang thao một số bầy tôi thân tính là khoảng 100 gia đình thuộc hạ, sau đó kết hợp với số dân cư có sẵn trên Côn Đảo, chính thức lập nên 3 làng : Cỏ Ống – An Hải – An Hội.

- Thế kỷ XIX, ngày 28/11/1861 vào lúc 10 giờ sáng, đại diện chính thức thực dân Pháp là hải quân trung quý Lèspes đã hòan tất việc đánh và chiếm Côn Đảo với một văn bản mang tính xâm lượt.

- Kể từ khi đó lịch sử Côn Đảo sang trang, thực dân Pháp đã biến Côn Đảo núi non hùng vĩ, biển trời trong lành thành một hệ thống lao tù đài ải, đẫm máu, khốc liệt mang tên “Địa Ngục Trần Gian”.

Côn Đảo rộng lớn, ẩn chứa bên trong mình rất nhiều điều thú vị và cả những câu chuyện kì bí mà không ai có thể lý giải được. Hãy đến Côn Đảo vào một ngày không xa để cảm nhận hết vẻ đẹp và những điều thú vị trên hòn đảo xinh đẹp này các bạn nhé!

>>> Click để xem giá và lịch trình tour du lịch Côn Đảo của Cattour để đến và cảm nhận một Côn Đảo thật nên thơ và kỳ bí ngay thôi nào!

Cattour tự hào là nhà tổ chức tour du lịch Côn Đảo hàng đầu tại Việt Nam!

Condaotrip.vn


Xem thêm: tự nhiên lịch sử giới thiệu

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục